Đối với những người yêu thích lịch sử, muốn khám phá các danh lam thắng cảnh thì đền Hùng sẽ là điểm đến không thể bỏ qua. Khu di tích hội tụ hồn thiêng sông núi, nằm trên mảnh đất địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng – tổ tiên của người Việt. Nếu bạn đang có ý định đến nơi đây tham quan nhưng chưa biết nên di chuyển như thế nào, cách thức ra sao thì đừng quên theo dõi bài viết sau nhé!
Đền Hùng nằm uy nghiêm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
1. Sơ lược về di tích lịch sử đền Hùng
Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Thời xa xưa, với địa thế đồi núi, ao hồ lại có phù sa phì nhiêu màu mỡ nên vua Hùng đã lựa chọn vùng đất này làm kinh đô Văn Lang. Đến nay, núi Hùng vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ của rừng nhiệt đới với hơn 150 loài thảo mộc, nhiều cây đại thụ vững chãi như: thiên tuế, đa, trò, thông…
Cây cổ thụ nằm trong khuôn viên đền Hùng
Đền Hùng bao gồm nhiều đền thờ nằm từ chân núi đến đỉnh núi. Theo dòng chảy của thời gian nhiều di tích đã được tu sửa và xây dựng bổ sung. Ngày 6/12/2012 trở thành dấu mốc quan trọng khi UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không chỉ là niềm vinh dự của riêng người dân vùng đất Tổ mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt.
Tháp sư thờ những vị sư đã viên tịnh
Nhà bia mang đậm kiến trúc Việt Cổ
2. Nên tham quan đền Hùng vào thời gian nào?
Cũng tương tự các đền chùa ngoài Bắc, thời điểm lý tưởng để du lịch đền Hùng là dịp đầu năm. Lúc này thời tiết mát mẻ nên quãng đường di chuyển sẽ ít gây mệt mỏi như mùa nóng. Đặc biệt, ngày 10/3 (Âm lịch) hàng năm nơi đây còn tổ chức lễ Giỗ tổ vô cùng quy mô và hoành tráng. Người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức về đền Hùng trẩy hội như một nét đẹp của văn hóa Việt. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến thăm đền Hùng vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu yêu thích sự tĩnh lặng, yên ả.
Du khách có thể vãn cảnh đền Hùng mọi thời điểm trong năm
3. Cách di chuyển đến đền Hùng
Tùy theo nhu cầu và sở thích du khách có thể lựa chọn một trong cách phương tiện sau đây:Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Tuyến đường thứ nhất là men theo quốc lộ 32C – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu. Tuyến đường thứ hai đi dọc quốc lộ 2 – Vĩnh Phúc – cầu Việt Trì. Ngoài ra phương án khác tiết kiệm thời gian hơn là Cao tốc Nội Bài – Lào Cai – nút giao Phù Ninh – rẽ trái đến đền Hùng.
Du khách lựa chọn phương tiện di chuyển tùy nhu cầu và sở thíchĐi tàu: Lựa chọn chuyến tàu SP3 hoặc YB3. Nếu đi chuyến SP3 sẽ xuất phát lúc 22h tại Hà Nội và 23h50 đến ga Việt Trì. Chuyến YB3 từ Hà Nội xuất phát lúc 6h10 và 8h20 đến ga Việt Trì, 8h55 đến ga Tiên Kiên. Khi đã đến ga Việt Trì du khách có thể gọi taxi hoặc xe ôm để di chuyển tới đền Hùng.Xe khách: Mỗi ngày bến xe Mỹ Đình có rất nhiều chuyến xe đến Phú Thọ. Thời gian di chuyển đến đền Hùng chỉ dao động trong khoảng hơn 2 tiếng. Một số nhà xe uy tín được nhiều người lựa chọn là: Hưng Thành, Thủy Chính, Trường An, Trường Sơn
4. Những điểm tham quan nổi bật ở đền Hùng
Quần thể di tích đền Hùng có rất nhiều địa điểm để du khách khám phá như:Đền Hạ tương truyền là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng, cái ý nghĩa “đồng bào” cũng bắt nguồn từ sự tích này. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII theo kiểu chữ “nhị” gồm hậu cung và tiền bái. Kiến trúc thuần Việt, trang trí bằng các bức phù điêu, một bên ngựa, một bên voi. Phía sau đền vẫn còn dấu tích “Mắt Rồng” chính là khu vực mẹ Âu Cơ nằm ấp trứng.
Đền Hạ cổ kính thu hút du khách đến vãn cảnhChùa Thiên Quang tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự. Chùa xây theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc gồm 2 gian thiêu hương, 5 gian tiền đường, 3 gian tam bảo và nhà Tổ. Mái chùa lợp ngói mũi, các tòa theo kiểu cột trụ.
Chùa Thiên Quang với kiến trúc nội công ngoại quốcĐền Trung tương truyền xưa kia Vua Hùng bàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Đây cũng là nơi vị vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu vì làm ra 2 loại bánh ý nghĩa: bánh chưng, bánh dày.
Đền Trung là nơi xưa kia vua Hùng bàn việc nướcĐền Thượng nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Thời xưa, vua Hùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiện nghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh. Tương truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 tiến hành lập đàn cầu trời ban cho người tài giỏi đánh giặc Ân giúp nước, cứu dân.Đền Giếng còn có tên tự Ngọc Tỉnh tương truyền là nơi công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thường ngồi vấn tóc, soi gương. Hai vị đã có công trị thủy, dạy dân cách trồng lúa nước nên được nhân dân tôn kính lập đền thờ muôn đời. Đền có 3 gian thiết kế theo kiểu chữ “công” bao gồm 3 gian hậu cung, 3 gian tiền bái, 2 nhà oản và 1 chuôi vồ.
Đền Giếng nằm ngay chân núi Nghĩa Lĩnh
Tương truyền đây là nơi 2 công chúa vấn tóc, gội đầuĐền Tổ Mẫu Âu Cơ xây dựng trên đỉnh núi Ốc Sơn từ năm 2004. Đền thờ Mẹ Âu Cơ cùng 2 vị Lạc Hầu, Lạc Tướng. Kiến trúc đền theo kiểu truyền thống với hệ thống xà, cột, dui, hoành hoàn toàn bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, ngói mũi hài. Bên cạnh khu vực đền chính là nhà Hữu Vũ, Tả Vũ, Trụ Biểu, Nhà Bia, Tứ Trụ, hoa viên, Cổng Tam Quan.
Cây vạn tuế 800 năm tuổi tại đền Hùng
5. Ăn gì khi du lịch Đền Hùng
Vùng đất Trung Du có rất nhiều món ăn đặc sắc du khách có thể nếm thử như: bánh tẻ, bánh tai, bánh sắn. Các loại bánh này tuy dân dã nhưng dưới bàn tay tài tình của người dân địa phương đã trở nên thơm ngon, dẻo bùi ngon miệng.
Ngoài ra, thịt chua Thanh Sơn cũng là món ăn vừa thưởng thức được tại chỗ vừa có thể mang về làm quà cho người thân. Vị chua dịu của thịt, bùi bùi của thính, giòn sần sật của bì heo hòa quyện với lá sung sẽ đánh thức vị giác nhanh chóng.
Thịt chua Thanh Sơn phù hợp để thưởng thức và làm quà
Một số nhà hàng quanh khu vực đền Hùng có món gà đồi, gà chín cựa đặc sản là: Budapest, Tiến Nhung… Trong trường hợp dư dả thời gian bạn cũng có thể đi dạo quanh thành phố để thưởng thức những món nướng đơn giản như: khoai nướng, ngô nướng, trứng nướng, cơm lam…
Trứng nướng dân dã tại thành phố Việt Trì
Mong rằng những thông tin về khu di tích lịch sử đền Hùng trong bài viết này đã giúp bạn có thêm một số “bí kíp” du lịch hữu ích! Chần chờ gì nữa, xách balo lên và làm một chuyến hành trình “tìm về nguồn cội” ngay thôi cả nhà ơi!
Tác giả: Trương Hương Ly