Nhà thờ Đức Bà là một điểm check-in không thể bỏ lỡ khi đến TP. Hồ Chí Minh. Với kiến trúc cổ của Pháp cùng không gian sang trọng từ bên ngoài đến bên trong thánh đường, địa điểm này được coi là công trình nhà thờ Công giáo có quy mô lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong những biểu tượng của Sài Gòn.
Nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác, thì nhà thờ này chắc chắn là một điểm đến hàng đầu trong lịch trình của bạn. Để hiểu hơn về kiến trúc cũng như các trải nghiệm thú vị ở đây, hãy cùng Traveloka khám phá các thông tin hữu ích dưới đây!
Nhà thờ chính tòa Đức Bà – Biểu tượng của thành phố mang tên Bác. @Báo Lao Động
1. Giới thiệu chung về nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ này có tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và thường được biết đến với cái tên ngắn gọn hơn là nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Địa điểm này nằm ở ngay trung tâm quận 1, thuộc số 1, Công Xã Paris, Phường Bến Nghé. Đây là nhà thờ thứ hai được Pháp xây dựng bên bờ kinh Charner từ những ngày đầu đóng chiếm tại Sài Gòn. Trong đó, ngôi nhà thờ đầu tiên nằm ở đường số 5 (nay là Ngô Đức Kế, thuộc Quận 1) và trước đó vốn là một ngôi chùa của người Việt. Sau khi người Việt bỏ chạy khỏi đây, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành một nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, do nhà thờ này quá nhỏ nên Pháp đã xây dựng thêm nhà thờ thứ hai, chính là nhà thờ Đức Bà ngày nay.
Đây là nhà thờ thứ hai được Pháp xây dựng bên bờ kinh Charner. @Travellive
Cụ thể, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây dựng vào ngày 7 tháng 10 năm 1877, bởi Giám mục Isodore Comlombert. Kiến trúc của nhà thờ là sự kết hợp giữa phong cách Roman và Gothic nên mang đậm nét cổ điển và sang trọng. Nơi đây được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard bao gồm thánh đường, tháp chuông và công viên. Ngày nay, nhà thờ chính tòa Đức Bà là trung tâm Công giáo lớn nhất Sài Gòn, đồng thời là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới tham quan.
Kiến trúc của nhà thờ là sự kết hợp giữa phong cách Roman và Gothic. @Focus Asia Travel
2. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ chính tòa Đức Bà
Sau hơn 1 thế kỷ xây dựng, nhà thờ này vẫn giữ được nét cổ kính vốn có của nó và mang một vẻ đẹp khác biệt giữa thành phố Sài Gòn xa hoa, nhộn nhịp. Chính vì nơi này luôn là điểm đến hàng đầu của nhiều du khách khi ghé thăm TP.Hồ Chí Minh. Cùng Traveloka khám phá xem công trình này có những đặc điểm kiến trúc độc đáo nào nhé!
Nhà thờ mang một vẻ đẹp khác biệt giữa thành phố Sài Gòn. @Báo Thanh Niên
Tòa thánh đường bên trong nhà thờ
Công trình đầu tiên phải kể đến là tòa thánh đường bên trong nhà thờ chính tòa Đức Bà. Nơi đây có thiết kế vô cùng đặc biệt với khả năng chịu lực gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc của nhà thờ. Tòa thánh đường gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ và 2 dãy nhà nguyện, với tổng chiều dài là 93m, chiều rộng lên tới 35m và chiều cao của phần mái vòm là 21m. Với diện tích như vậy, tòa thánh đường có thể tiếp đơn 1.200 du khách đến tham quan và cầu nguyện cùng lúc.
Tòa thánh đường có thiết kế vô cùng đặc biệt. @VnExpress
Tháp chuông
Khi vừa bước đến nhà thờ, du khách sẽ choàng ngợp trước sự đồ sộ của tháp chuông, công trình được ví như linh hồn của nhà thờ Đức Bà. Ban đầu, công trình chỉ bao gồm 2 tháp chuông cao 36,6m và không có mái chóp. Đến năm 1895, người ta mới xây dựng thêm phần mái để che gác chuông với chiều cao là 21m. Như vậy, tổng thể thiết kế của tháp chuông sẽ có chiều cao lên đến 57m. Tính đến nay, trên 2 tháp chuông này đang treo tổng cộng 6 quả chuông đại diện 6 âm sắc (đồ, rê, mi, son, la, si) với những họa tiết khắc vô cùng tinh xảo.
2 tháp chuông ở bên trên nhà thờ. @VnExpress
Khu vực các bàn thờ
Khu vực đặt bàn thờ phía trong nhà thờ chính tòa Đức Bà cũng là một điểm nhấn thu hút sự chú ý của du khách. Được làm từ đá cẩm thạch nguyên khối, các bàn thờ tại đây có kích thước khá đồ sộ. Ngoài ra, vật liệu đều được chạm khắc tinh tế kết hợp với 56 ô cửa kính nhiều sắc màu được ghép cùng với nhau tạo thành một tổng thể kiến trúc độc đáo. Nếu để ý kĩ, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả các đường nét, gờ chỉ và hoa văn ở khu vực bàn thờ đều mang nét tôn nghiêm, trang nhã đặc trưng của phong cách thiết kế Roman và Gothic.
Khu vực đặt bàn thờ phía trong nhà thờ chính tòa Đức Bà cũng là một điểm nhấn thu hút. @VnExpress
Khu vực công viên phía ngoài
Khu vực công viên nằm ở mặt trước của tòa thánh đường. Ở khu vực trung tâm của công viên có đặt một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, được nhà điêu khắc G.Ciocchetti dày công thực hiện vào năm 1959. Tổng thể công trình cao 4.6m và nặng 8 tấn, được coi là biểu tượng của nhà thờ Đức Bà. Bức tượng được làm bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, mô phỏng hình ảnh Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng và tay cầm trái địa cầu có đính cây thánh giá. Đặc biệt, hình ảnh đôi mắt của Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện hòa bình cho đất nước Việt Nam khiến nhiều du khách không khỏi xúc động.
Khuôn viên bên ngoài nhà thờ. @VnExpress
Check-in tại bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình. @Nụ Cười Mê Kông
3. Kinh nghiệm tham quan nhà thờ chính tòa Đức Bà
Để trải nghiệm khám phá của bạn được trọn vẹn hơn, hãy cùng Traveloka tham khảo những kinh nghiệm du lịch hữu ích dưới đây. Nếu bạn chưa biết nên đặt khách sạn nào gần nhà thờ Đức Bà hay chưa biết cách di chuyển đến đây thì các thông tin sau lại càng cần thiết với bạn.
Cách di chuyển đến nhà thờ chính tòa Đức Bà
Địa điểm này tọa lạc ở trung tâm quận 1, TP. Hồ Chí Minh nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây. Nếu bạn đang lưu trú tại một trong các khách sạn ở gần đó, bạn hoàn toàn có thể đi bộ đến nhà thờ và tranh thủ ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của Sài thành. Nếu ở xa hơn thì taxi luôn là lựa chọn đầu tiên của bạn khi đi du lịch ở bất cứ đâu bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và thời gian di chuyển nhanh chóng.
Địa điểm này tọa lạc ở trung tâm quận 1, TP. Hồ Chí Minh. @SOHA
Tuy nhiên, nếu muốn chủ động hơn trong hành trình tham quan của mình, bạn cũng có thể thuê xe máy tự lái. Mỗi chiếc xe máy có giá thuê khá hợp lý là 100.000 VND/ ngày. Bạn nên lưu lại hướng dẫn đường đi để tránh bị lạc giữa những cung đường giao nhau ở thành phố Sài Gòn nhé! Khi đến nơi, bạn có thể gửi xe tại hội trường Thống nhất, trường Hòa Bình, hoặc nhà văn hóa Thanh Niên. Ngoài ra, các phương tiện công cộng khác như xe ôm, xích lô hoặc xe bus cũng là lựa chọn của nhiều du khách.
Bạn nên lưu lại hướng dẫn đường đi để tránh bị lạc giữa những cung đường giao nhau ở thành phố Sài Gòn. @Xây Dựng Kiến An
Nếu bạn xuất phát từ các tỉnh phía Bắc, hãy đặt vé máy bay từ sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi hoặc sân bay Vân Đồn đến sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi kết thúc chuyến bay, bạn phải đi thêm 8km vào khu vực trung tâm thành phố. Nếu nhà thờ chính tòa Đức Bà là điểm đến đầu tiên trong lịch trình của bạn, hãy đặt dịch vụ đưa đón sân bay của Traveloka để đến thẳng điểm cần đến mà không cần phải chờ đợi hay lo lắng về giá vé.
Địa điểm lưu trú ở gần nhà thờ Đức Bà
Nếu chưa biết nên lựa chọn khách sạn Sài Gòn nào ở gần nhà thờ này, bạn có thể xem qua danh sách được Traveloka gợi ý sau đây.Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn: Khách sạn này được tạp chí uy tín Travel + Leisure bình chọn là một trong 500 khách sạn tốt nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp. Khách sạn gần nhà thờ Đức Bà này thu hút du khách bởi sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và sự sang trọng, quý phái.
Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn là một trong 500 khách sạn tốt nhất thế giới. @Hyatt
Khách sạn Mường Thanh Grand Saigon Centre đạt tiêu chuẩn 4 sao với 124 phòng nghỉ đa dạng, phù hợp với sở thích và nhu cầu nghỉ dưỡng của từng du khách. Hệ thống phòng ốc được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng hàng đầu.
Khách sạn Mường Thanh Grand Saigon Centre mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng hàng đầu. @Mường Thanh
Khách sạn Novotel Saigon Center với không gian nghỉ dưỡng sang trọng và mức giá hợp lý là lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách khi đến Sài Gòn. Từ khách sạn này, bạn có thể di chuyển dễ dàng đến nhà thờ chính tòa Đức Bà bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.
Khách sạn Novotel Saigon Center với không gian nghỉ dưỡng sang trọng. @Báo Thanh Niên
Khách sạn InterContinental Sài Gòn đi vào hoạt động từ năm 2009, dưới sự quản lý của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới InterContinental Hotels Group. Khách sạn mang phong cách Châu Âu với cơ sở vật chất hiện đại và không gian đẳng cấp sẽ là lựa chọn hàng đầu cho chuyến tham quan nhà thờ Đức Bà của bạn
Khách sạn InterContinental Sài Gòn mang phong cách Châu Âu với cơ sở vật chất hiện đại. @VnExpres
Khách sạn Central Palace sở hữu hệ thống phòng nghỉ sang trọng và dịch vụ nghỉ dưỡng đa dạng. Khi lưu trú tại đây, bạn có thể tận hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cao cấp.
Khách sạn Central Palace sở hữu hệ thống phòng nghỉ sang trọng. @Central PalaceKhách sạn Vinpearl Landmark 81
với vị trí đắc địa sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển đến nhà thờ này cùng các điểm tham quan nổi tiếng khác ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các dịch vụ và phòng khách sạn hạng sang cũng sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất.
Khách sạn Vinpearl Landmark 81 với vị trí đắc địa. @Vinhome
Thời gian ghé thăm nhà thờ chính tòa Đức Bà
Nhà thờ mở cửa miễn phí cho du khách đến tham quan, tuy nhiên bạn nên lưu lại giờ lễ của nhà thờ để có thể khám phá trọn vẹn những trải nghiệm đặc sắc ở đây. Cụ thể, giờ lễ ở nhà thờ vào 2 khung giờ 5h30 và 1730, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Vào chủ nhật, các khung giờ sẽ đa dạng hơn, bao gồm 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 và một số khung giờ biểu chiều là 16h00, 17h15, 18h30.
Thời gian ghé thăm nhà thờ chính tòa Đức Bà. @Báo Thanh Niên
Nhà thờ Đức Bà là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua nếu có dịp ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh. Với phong cách kiến trúc nghệ thuật độc đáo và nhiều công trình nổi tiếng, nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.
Nguồn: Traveloka