Cột cờ Hà Nội là công trình trình lịch sử đặc biệt và có quy mô hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ con dân đất Hà thành. Đây là địa điểm bạn phải ghé qua khi có dịp đi du lịch Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đô – Nguồn: Vnexpress
1. Đôi nét về Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội là công trình được xây dựng từ thế kỷ 19, trên nền đất cũ của thành Tam Môn đời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng chính là điểm dừng chân đầu tiên trong các tour tham quan Hoàng thành Thăng Long. Từ vị trí này, du khách sẽ được hướng dẫn di chuyển theo đường “ngư đạo”, qua Đoan Môn rồi đến Điện Kính Thiên – vị trí quan trọng nhất trong Hoàng Thành.
Cột cờ hiện thuộc khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt NamNguồn: Vnexpress
Ngày nay, Kỳ đài Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, trên con đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, đối diện với Vườn hoa Lê Nin. Không chỉ là di tích có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, Cột cờ còn là một trong những điểm đến hút khách du lịch nhất tại Thủ đô.
2. Thời gian đón khách và giá vé tham quan Cột cờ Hà Nội
Vì là di tích trực thuộc khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam nên Kỳ đài sẽ mở cửa cho khách tham quan từ 8h – 17h hàng ngày. Vé tham quan có mức giá là 20.000 VND/ người. Giảm giá 50% cho học sinh, sinh viên và người trên 60 tuổi. Riêng người có công với Cách mạng và học sinh dưới 15 tuổi thì được miễn phí hoàn toàn.
Di tích bán vé cho khách vào tham quan với mức giá 20.000 VND/ người @shutterstock
3. Các cột mốc lịch sử của Cột cờ Thủ đô
Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, từ năm 1805 đến 1812, cùng thời gian với Thành Hà Nội. Công trình được xây dựng theo kết cấu dạng tháp, có vai trò là đài quan sát khu vực nội và ngoại thành lúc bấy giờ. Đây cũng chính là lý do mà chính quyền đô hộ Pháp không phá bỏ công trình này trong giai đoạn từ 1894 – 1897.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Cột cờ được bộ đội Phòng không Hà Nội trấn giữ và sử dụng với mục đích tương tự. Năm 1945, sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, là lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đỉnh Kỳ đài. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn, lá Quốc kỳ lại một lần nữa tung bay.
Cột cờ và lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh đã trở thành hình ảnh ấn tượng, khó quênNguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Ngày 10/10/1954, đúng 15h là thời khắc mà tiếng Quốc ca vang vọng giữa tiếng hò reo và hình ảnh lá cờ bay phất phới. Cũng chính từ giây phút đó, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho nền độc lập, tự do của đất nước Việt Nam. Năm 1989, Kỳ đài chính thức được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử.
4. Phương tiện và cách di chuyển đến Cột cờ Thủ đô
Di tích Cột cờ Thủ đô nằm ngay khu vực trung tâm thành phố, chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 1 km. Do đó, du khách hoàn toàn có thể ghé thăm nơi này bằng cách loại phương tiện cá nhân và công cộng.
Nếu đi bằng ô tô, xe máy và xuất phát tại Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi theo hướng Tràng Thi, qua Cửa Nam rồi rẽ sang đường Điện Biên Phủ. Tiếp đến, bạn chỉ cần đi thẳng tới ngã 3 Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương là đến được với Cột cờ Hà Nội.
Xe buýt đưa khách đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội @shutterstock
Nếu không rành đường, du khách có thể chọn các loại phương tiện công cộng như taxi, Grab hay xe buýt. Hà Nội có các tuyến xe buýt có điểm dừng gần với Cột cờ, chẳng hạn như tuyến số 01, số 18, số 32, số 34 và số 45. Tất cả các tuyến trên đều chạy ngang qua con đường Điện Biên Phủ.
5. Các địa điểm lưu trú gần với Cột cờ Thủ đô
Để thuận tiện cho việc tham quan Cột cờ và các địa điểm du lịch gần đó, du khách nên lưu trú tại khách sạn ở Hà Nội quận Ba Đình. Bạn có thể truy cập vào ứng dụng Traveloka để tìm kiếm các nhà nghỉ, khách sạn giá tốt gần Cột cờ Hà Nội. Traveloka luôn cập nhật các deal lưu trú chất lượng cao, giá rẻ ở nơi bạn đến, hỗ trợ đặt phòng nhanh, thanh toán dễ dàng.
Du khách tham quan Cột cờ Hà Nội nên lưu trú ở quận Ba ĐìnhNguồn: Thương