Làng lụa Vạn Phúc là điểm đến hấp dẫn dành cho những ai muốn tìm hiểu về nét đẹp văn hóa lụa gấm Hà Nội. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết hơn về làng lụa Vạn Phúc để bạn có thêm góc nhìn mới về làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam này.
Làng lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống đẹp và nổi tiếng nhất thủ đô (Ảnh: sưu tầm)
Đối với những ai đã từng bị vẻ đẹp mềm mại, sắc sảo của những dải lụa làm cho mê hoặc thì chắc chắn phải một lần ghé thăm làng lụa Vạn Phúc. Không chỉ là làng nghề nổi tiếng, đây còn là địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn, sở hữu thiên đường sống ảo có 1-0-2.
1. Làng lụa Vạn Phúc ở đâu? Hướng dẫn đường đi
- Địa chỉ: phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội 10km
Làng lụa Vạn Phúc Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đang tồn tại ở Việt Nam, nơi đây cũng được xem là cái nôi của nghề dệt lụa, với lịch sử tồn tại hàng ngàn năm. Ở làng lụa Vạn Phúc có gần 800 hộ gia đình sinh sống bằng nghề dệt lụa truyền thống.
Làng lụa Vạn Phúc chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội tầm 10km (Ảnh: sưu tầm)
Để đến được làng lụa Vạn Phúc, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện sau:
- Xe taxi: chỉ cần nói tài xế địa chỉ là làng lụa Vạn Phúc, bạn sẽ được chở tới tận cổng làng. Đặc biệt, khi di chuyển bằng taxi, du khách có thể tham khảo lựa chọn hãng taxi XANH SM để có trải nghiệm tốt nhất trong hành trình di chuyển.
Taxi XANH SM – hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, vận hành hoàn toàn bằng ô tô điện VinFast. Lựa chọn di chuyển bằng taxi Xanh SM, khách hàng không chỉ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ khác biệt mà còn đang chung tay cùng hãng trong mục tiêu nỗ lực giảm thiểu phát thải từ phương tiện giao thông, bảo vệ môi trường.
Tại Hà Nội, XANH SM đang cung cấp các dịch vụ: taxi tiêu chuẩn, taxi cao cấp và xe đưa đón sân bay vô cùng tiện lợi chỉ từ 260.000VNĐ.
2. Tìm hiểu lịch sử làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng danh hiệu “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay”.
Trước đây, làng lụa Vạn Phúc có tên gọi khác là Vạn Bảo, sau này do kỵ húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi thành tên Vạn Phúc. Vào năm 1931, lụa Vạn Phúc lần đầu tiên được giới thiệu ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille. Sau khi chiêm ngưỡng các sản phẩm lụa được trưng bày tại đây, người Pháp đã công nhận lụa Vạn Phúc là dòng lụa tinh xảo, đường nét vừa thanh thoát vừa mạnh mẽ, xứng đáng là loại lụa đẹp mắt nhất vùng Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc được chính thức xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Tới thời điểm hiện tại, lụa Vạn Phúc Hà Đông vẫn cực kỳ được ưa chuộng và sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Trải qua thời gian dài đằng đẵng, nhưng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được trọn vẹn nét đẹp truyền thống vốn có, giữ vững vị thế số một trong ngành dệt Việt Nam.
3. Du lịch làng lụa Vạn Phúc có gì hay?
Làng lụa Vạn Phúc là nơi giao thoa giữa nét truyền thống cổ xưa và hiện đại, không chỉ có những tấm lụa màu sắc rực rỡ, tươi đẹp mà nơi này còn có rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá cùng nhiều background check in siêu xịn sò.
3.1. Cổng làng lụa Vạn Phúc đậm nét truyền thống
Khi vừa đặt chân đến làng lụa Vạn Phúc, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp trước thiết kế độc đáo, ấn tượng của cổng chào. Cổng vào làng lụa được xây dựng hoàn toàn bằng gạch đỏ mang đậm dấu ấn truyền thống. Hình ảnh cổng chào chứa đựng hàm ý thể hiện sự uy nghi, vững chãi của cả làng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để duy trì và phát triển làng nghề ngày một lớn mạnh hơn. Bên cạnh cổng vào có một bia đá lớn, dòng chữ “Làng lụa Vạn Phúc” được khắc sâu trên bề mặt đá.
Cổng chào làng Vạn Phúc cực kỳ hoành tráng, được xây dựng theo phong cách truyền thống (Ảnh: sưu tầm)
3.2. Con đường ô rực rỡ sắc màu – sống ảo cực mê
Trước khi tới khu vực bên trong làng lụa, bạn sẽ được ngắm nhìn dải màu sắc tuyệt đẹp được tạo nên từ hàng nghìn chiếc ô nhỏ xinh xắn treo phía trên đầu, phủ rợp cả đoạn đường dài 100m. Con đường ô Vạn Phúc mới được ra mắt cách đây không lâu, nhưng đã thu hút rất nhiều lượt du khách đến check in.
Con đường ô lung linh gây ấn tượng với du khách ở làng lụa Vạn Phúc (Ảnh: sưu tầm)
3.3. Những gian hàng lụa Vạn Phúc chính hiệu
Ghé thăm những gian hàng lụa, bạn sẽ được sờ tận tay những tấm lụa mềm mại, óng ả. Hoa văn trên lụa ở đây cực kỳ đa dạng, sáng tạo từ bốn loại cơ bản là thực vật, động vật, hình họa và đồ vật. Nhưng đặc biệt ở chỗ, các họa tiết lại được trang trí đối xứng với nhau, đem lại cảm giác dễ chịu cho người nhìn, điều này cũng đã tạo nên nét đặc trưng của lụa Vạn Phúc là sự đơn giản, phóng khoáng, không rườm rà.
Những dải lụa mềm mại với các họa tiết hoa văn được trang trí theo kiểu đối xứng (Ảnh: sưu tầm)
Nguyên liệu chính để dệt nên những dải lụa Vạn Phúc khiến người người mê đắm là từ tơ tằm. Theo chia sẻ của các nghệ nhân, để có được sản phẩm tơ lụa thực sự hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ, đòi hỏi người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn, từ tơ, hồ sợi rồi mới dệt, nhuộm rồi phơi căng,… và theo dõi xuyên suốt quá trình. Trong các loại lụa cổ truyền, thì lụa Vân là nổi tiếng và được khách hàng ưa chuộng nhất.
Các gian hàng bày bán lụa Vạn Phúc cũng cung cấp đa dạng sản phẩm: những tấm vải lụa, quần áo lụa, khăn lụa,… bạn có thể thoải mái lựa chọn món đồ mà mình thích và mua về làm quà cũng rất ý nghĩa.
3.4. Bức tường bích họa độc đáo
Không chỉ có con đường ô đẹp như tranh vẽ mà ở làng Vạn Phúc còn có bức tường bích họa khá ấn tượng. Những hình ảnh độc đáo trên bức tường này được chính tay các cô giáo ở trường mầm non Vạn Phúc vẽ lên để tái hiện về hoạt động của làng nghề Vạn Phúc.
Bức tường bích họa tại làng Vạn Phúc cũng là địa điểm check in quen thuộc của du khách (Ảnh: sưu tầm)
3.5. Lễ hội làng nghề lụa Vạn Phúc đặc sắc
Nếu có thời gian vào thời điểm cuối năm, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham gia lễ hội làng nghề lụa Vạn Phúc, tổ chức từ ngày 8/11 – 17/11. Lễ hội bao gồm 3 phần chính: phần lễ, hội và quảng bá. Cứ tới ngày này, làng lụa Vạn Phúc lại chìm trong không khí náo nhiệt và nổi bật với khung cảnh lộng lẫy ngập tràn sắc màu.
Nếu như ban ngày, làng lụa gây ấn tượng với những dải lụa rực rỡ, thì khi đêm về, nơi đây lại càng thêm phần huyền ảo khi loạt ánh đèn vàng được thắp sáng, nhuộm vào từng thớ lụa, đẹp đến nao lòng.
3.6. Đình làng Vạn Phúc linh thiêng
Ở giữa khu vực làng Vạn Phúc còn có một ngôi đình linh thiêng, gọi là đình Vạn Phúc, nơi thờ Thành Hoàng làng, người có công “Hộ nước – Giúp dân”. Đây là khu di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng ở Hà Nội, mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người dân sinh sống tại đây.
Đình làng Vạn Phúc thờ Thành Hoàng làng (Ảnh: sưu tầm)