1Khu di tích Lam Kinh, cố đô trăm năm tuổi với kiến trúc cung đình
Trải dài trên mảnh đất có diện tích lên đến hơn 140 ha, Khu di tích Lam Kinh là điểm tham quan nổi bật, thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người, đặc biệt là các tín đồ yêu sử Việt khi đến Thanh Hóa.
Nếu có dịp ghé đến tham quan di tích lịch sử Lam Kinh giữa nhiều địa điểm du lịch như Cầu Hàm Rồng, Hòn Trống Mái… chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ trước vẻ đẹp gần như vẫn còn nguyên vẹn của nơi đây. Hơn thế nữa, bao trùm toàn bộ khu di tích là những điển tích, truyền thuyết nhuộm màu tâm linh, huyền bí gắn liền với nhà Hậu Lê, triều đại phong kiến hưng thịnh bậc nhất nước ta.
Được xây dựng theo thế ‘tọa sơn hướng thủy’, Khu di tích Lam Kinh được núi Dấu, sông Chu, núi Chúa, rừng Phú Lâm và núi Hương, núi Hàm Rồng ôm trọn bốn bề. Với nét đẹp kiến trúc cung đình gần như vẫn còn nguyên vẹn cùng những câu chuyện tâm linh huyễn hoặc, Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã thật sự trở thành điểm tham quan nổi bật trên tấm bản đồ du lịch xứ Thanh.
Khu di tích Lam Kinh rộng hơn 140ha với vị thế thế ‘tọa sơn hướng thủy’
2Hướng dẫn đường đến Khu di tích Lam Kinh cho những ai mới đi lần đầu
Cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa khoảng chừng 50km về phí Tây Bắc, Khu di tích Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Đường đi đến khu di tích lịch sử Lam Kinh cũng khá dễ đi, phù hợp dành cho những bạn mới lần đầu đến xứ Thanh cũng có thể tự tin rong ruổi cùng xe máy.
Ngoài ra, bạn cũng thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus hoặc ô tô tự lái để đến được cố đô trăm tuổi với đầy ắp điều thú vị này. Nếu có ý định tự di chuyển đến Khu di tích Lam Kinh, bạn có thể tham khảo bản đồ mà MIA.vn tiết lộ ngay bên dưới nhé:
Khu di tích Lam Kinh nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa khoảng 50km về phía Bắc
Bên cạnh đó, hiện nay, tại Khu di tích Lam Kinh chưa tiến hành thu phí vé vào cổng. Tuy nhiên, khi đến đây, bạn nên lưu ý không sờ tay vào hiện vật cũng như không xả rác để giữ gìn mỹ quan của khu di tích.
3Ngược dòng thời gian, tìm về thời Hậu Lê để hiểu hơn về quá trình xây dựng cố đô
Có thể nói, di tích lịch sử Lam Kinh là minh chứng rõ nét nhất chỉ ra sự phồn thịnh của triều đại Hậu Lê thời bấy giờ.
Vốn trước kia, Lam Kinh là cố đô của nước Đại Việt, được vua Lê Lợi cho tiến hành khởi công xây dựng vào năm 1428, sau chiến thắng trước quân Minh hung bạo. Khu di tích Lam Kinh được vua xây với mục đích thờ cúng tổ tiên cũng như là lăng tẩm để vua an nghỉ sau khi qua đời.
Năm 1943, khi vua mất, thi hài ngài được đưa về Lam Kinh an táng. Lúc này, hệ thống đền miếu, lăng tẩm quy mô lớn mới được tiến hành xây dựng với mục đích thờ cúng tổ tiên, vua, Thái hoàng, Thái hậu cũng như là nơi tổ chức các nghi lễ khi vua bái yết sơn lăng.
Đến năm 1448, vua Lê Nhân Tông ban chiếu chỉ, truyền Thái úy Lê Khả và Cục bách tác tiến hành trùng tu điện, miếu, đến tháng 2/1449 thì hoàn thành. Vào năm 1456, lễ điện Lam Kinh được diễn ra, vua Lê Nhân Tông đã ngự ban tên cho ba công trình chính điện là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diễn Khánh.
Vào năm 1962, Khu di tích Lam Kinh chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, được trùng tu vào năm 2002 với kiến trúc gần như được giữ nguyên.
Năm 2013, Khu di tích Lam Kinh được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Di tích được xem là ‘nôi vàng’ của thời Hậu Lê, minh chứng cho sự phồn thịnh của triều đại ngày ấy.
Hình ảnh Khu di tích Lam Kinh nhìn từ trên cao
4Quy mô hoành tráng, bề thế tại Khu di tích Lam Kinh
Khu di tích Lam Kinh được xây dựng theo hướng ‘tọa sơn hướng thủy’ với lưng tựa núi Dầu, mặt hướng ra dòng sông Chu, núi Chúa. Bên tả là rừng Phú Lâm, còn bên hữu là dãy núi Hương và núi Hàm Rồng.
Trải qua bao thăng trầm và biến động của dòng thời gian, tuy nhiên, không gian tại di tích lịch sử Lam Kinh vẫn toát lên vẻ đẹp uy quyền cung đình ngày trước. Di tích được xây theo dáng chữ Vương, dài 314 mét, rộng 254 mét, tường thành hình cánh cung dày 1 mét ôm trọn các công trình trong thành, bao gồm:
4.1 Sông Ngọc – Cầu Bạch tại Khu di tích Lam Kinh
Sông Ngọc là dòng sông uốn lượn vắt ngang đường chính dẫn vào Khu di tích Lam Kinh. Hai bên đường là hàng cây xanh rì soi bóng mặt hồ, đồng thời tỏa bóng mát cho những ai ghé di tích lịch sử Lam Kinh.
Giữa dòng sông Ngọc hiền hòa là cầu Bạch được xây theo thế cong cong uốn lượn đẹp mắt. Theo dòng thời gian, hai bên thành cầu đã phủ một lớp rêu phong, nhấn nhá cho không gian thêm phần cổ kính, uy nghiêm khó tả.
Sông Ngọc nằm vắt ngang đường chính dẫn vào khu di tích
4.2 Giếng cổ
Qua cầu Bạch, bạn đi thêm khoảng độ 50 mét là sẽ có nhìn thấy môt chiếc giếng khơi cổ khổng lồ, được xây dựng từ thời tằng tổ Lê Lợi. Vốn ngày trước, người ta có thả sen tại giếng, nhưng bây giờ đã không còn nữa. Nhưng nhờ thế mà mặt nước của giếng cũng trong veo hơn cả, có thể soi chiếu bóng hình đầy thú vị.
Một điểm thú vị của giếng cổ phải kể đến nước quanh năm đầy ắp, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống để người dân có thể lấy nước sử dụng.
Giếng cổ có mặt nước trong veo và được xây dựng từ thời tằng tổ Lê Lợi
4.3 Ngọ môn
Còn được gọi là Nghi môn, Ngọ môn là công trình có quy mô bề thế tại Khu di tích Lam Kinh. Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 mét và hai gian hông rộng chừng 3,5 mét. Ngoài ra, công trình còn có ba cửa với cửa giữa rộng 3,6 mét, hai cửa hông rộng tầm 2, 674 mét với hàng cột sừng sững ở chính giữa làm trụ.
Ngay phía trước Ngọ môn là hai tượng nghê đá với niên đại hàng trăm năm như đứng canh giữ, bảo vệ sự bình yên của ngôi đền ngay phía sau. Vốn ngày trước, Ngọ môn là nơi diễn ra các nghi thức trước khi vào chầu vua.
Ngọ môn gồm 3 gian chính, phía trước có 2 pho tượng nghê đá canh giữ
4.4 Sân rồng
Là công trình lớn nhất Khu di tích lịch sử Lam Kinh, sân Rồng rộng hơn 3.500 mét vuông với ba lối đi dẫn vào chính điện. Đây là địa điểm diễn ra các nghi thức tế lễ vào các dịp lớn trong năm.
Sân Rồng rộng hơn 3.500 mét vuông là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ tại khu di tích
4.5 Chính điện
Chính điện tại Khu di tích Lam Kinh được xây theo hình chữ Công với ba tòa nhà lớn được làm hoàn toàn từ gỗ với các hàng trụ khổng lồ chống đỡ. Có thể nói, chính điện là công trình khắc họa vẻ đẹp kiến trúc nổi bật nhất của thời Lê Sơ lúc bấy giờ.
Chính điện được thiết kế với hàng trụ lớn chống đỡ phần mái
4.6 Thái miếu
Ngay phía sau Chính điện là 9 tòa Thái miếu. Không gian Thái miếu được bài trí trang nghiêm, linh thiêng với dáng hình cánh cung ôm lấy chính điện. Mái điện được lợp ngói mũi truyền thống. Đây là nơi thờ vua, Thái hậu triều Hậu Lê với khung cảnh quanh năm nghi ngút khói hương, nhuốm màu linh thiêng.
Khu vực Thái miếu nằm sau Chính điện là nơi thờ các vị Vua và Thái hậu triều Lê
4.7 Hệ thống lăng mộ
Là nơi an nghỉ của vua và Hoàng thái hậu, hệ thống lăng mộ tại Khu di tích Lam Kinh có quy mô bề thế, hoành tráng với mỗi khu lăng tẩm rộng khoảng 400 mét vuông, bao gồm cả khu vực lăng và sân.
Công trình nổi bật nhất tại đây phải kể đến Vĩnh Lăng, nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ. Vĩnh Lăng được xây ở phía Tây Nam kinh thành với địa thế lưng tựa núi, mặt hướng núi, hai bên là hai dãy núi cao bao bọc tạo thành thế ‘hổ phục rồng chầu’.
Ngay phía trước Vĩnh Lăng là hai tượng đá hình quan chầu, bốn đôi tượng vật nghê, ngựa, tế giác, hổ. Bia đá làm bằng tầm tích nguyên khối với nội dung do chính danh hào Nguyễn Trãi biên soạn, ghi lại thân thế, sự nghiệp của vua.
Ngoài những công trình có giá trị về kiến trúc, tại Khu di tích Lam Kinh còn lưu trữ nhiều di vật lịch sử quý giá, như bia Vĩnh Lăng – Lam Sơn Vĩnh Lăng Bi, bia Hoàng thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao – Khôn Nguyên Chí Đức Chi Lăng, bia vua Lê Thánh Tông – Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bia và bia vua Lê Hiến Tông – Đại Việt Lam Sơn Dụ Lăng Bi.
Công trình Vĩnh Lăng được thiết kế đơn giản nhưng trang nghiêm
Bia Vĩnh Lăng cao 2,97 mét, rộng 1,94 mét là một Bảo vật quốc gia tại Khu di tích Lam Kinh
Khu di tích Lam Kinh được xem là viên ngọc quý của xứ Thanh với giá trị to lớn về mặt kiến trúc, lịch sử, khắc họa chân thật một thời vàng son của thời Hậu Lê.
Nghi Trương
Nguồn: Tổng hợp