Có lẽ khi được nghe qua trang sử hào hùng của đất nước, ai trong chúng ta cũng đều muốn một lần được chạm đến những giá trị thiêng liêng này. Và ở ngay kế bên thủ đô có một quần thể di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc – di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây cũng chính là nơi giúp bạn ngược dòng thời gian để chạm vào trang sử vẻ vang của dân tộc.
Đối với những bạn có niềm đam mê với lịch sử, thích tìm đến những địa điểm lưu giữ những giá trị cổ xưa thì có lẽ đây sẽ là nơi lý tưởng để đặt chân đến vào những ngày cuối tuần. Và đừng quên, những kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc ngay sau đây sẽ là người bạn đồng hành quan trọng nhất bạn cần có nhé!
Bạn hãy xem những kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc này như một người bạn đồng hành cho chuyến đi đặc biệt này nhé. @Thiết kế web
1. Đôi nét về quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km về phía đông bắc, có một quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên của nhà Trần vào thế kỷ XIII, và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn vào thế kỷ XV.
Đến du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của dân tộc được lưu giữ tại các công trình kiến trúc cổ còn đến ngày nay. Trong đó phải kể đến đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đền thờ Trần Nguyên Đán,…
Đặc biệt, có hai công trình nổi bậc tạo nên tên gọi cho quần thể di tích này chính là ngôi chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Cả hai đều là nơi đang cất giữ những cổ vật của đất nước, những vết tích của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Cũng vì thế mà Chính phủ đã thêm khu Di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc vừa là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử đặc biệt giá trị, vừa được tọa lạc tại thế đất đặc biệt linh thiêng @shutterstock
2. Cần chuẩn bị những gì cho chuyến đi đến Côn Sơn Kiếp Bạc
2.1 Phương tiện di chuyển
Với khoảng cách chỉ 70km từ trung tâm thủ đô Hà Nội, bạn có thể chọn hình thức thoải mái và tiết kiệm nhất là xe máy. Nếu không, bạn cũng có thể ngồi xe khách để đến đây. Và bạn hãy xem qua kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc này để dễ lựa chọn phương tiện hơn nhé:Xe máy: Với hình thức này, bạn có thể xuất phát từ sáng sớm khoảng 5 giờ, sau khoảng 2 giờ 20 phút sẽ đến nơi. Và đường đi cũng rất dễ, bạn cứ đi theo hướng quốc lộ 1A, khi đến địa bàn thành phố Bắc Ninh sẽ có bảng chỉ dẫn. Hơn nữa, còn có chị Google Maps luôn bên cạnh nữa nè. Và bạn cũng phải lưu ý tốc độ quy định trên các đoạn đường này nhé.Xe khách: Nếu không đi xe máy, bạn hãy đến bến xe Mỹ Đình và mua vé đến Quảng Ninh (vì bến xuống là tại ngã 3 Sao Đỏ nằm trên chuyến đi Quảng Ninh) nên bạn đừng lo lắng nhé. Hiện nay, bạn có thể mua vé tại các nhà xe như Kumho, Việt Thanh, Đức Phúc, Ka Long,… với giá khoảng 70.000 – 100.000 VNĐ. Sau khi xuống trạm, bạn sẽ ngồi taxi thêm 15 phút nữa là đến nơi.
Chuyến đi khám phá Côn Sơn Kiếp Bạc chính là cơ hội dành cho những tín đồ yêu thích phượt đấy nhé @shutterstock
Ngoài ra, còn có một kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc khác dành cho những bạn ở xa là có thể kết hợp chuyến đi khám phá Thủ đô, sau đó dành ra một ngày để vi vu đến đây. Vậy nên, điều bạn cần làm là đặt vé máy bay đi Hà Nội thật sớm nhé.
Sau đó, bạn có thể thuê xe máy khoảng 150.000 VNĐ/ngày để chạy ngay đến Côn Sơn -Kiếp Bạc hoặc thuê xe dịch vụ. Với lịch trình và cách di chuyển này, bạn sẽ có thể đặt chân đến được nhiều nơi hơn trong một chuyến đi.
2.2 Qua đêm ở Côn Sơn – Kiếp Bạc
Vì khoảng cách không quá xa nên các bạn ở Thủ đô thường sẽ đi và về trong ngày. Nhưng nếu bạn muốn qua đêm lại để có nhiều thời gian vui chơi hơn thì có thể đặt khách sạn ở Côn Sơn Kiếp Bạc trước. Thông thường, khách sạn sẽ cách khu di tích khoảng 20 phút lái xe. Và chi phí thuê phòng dao động từ 500.000 – 900.000 VNĐ/đêm tùy theo bạn chọn.
2.3 Thời điểm đến thăm Côn Sơn Kiếp Bạc phù hợp nhất
Khu di tích đã tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử cho đến nay, mặc kệ thời tiết như thế nào thì có một điều hiển nhiên là bạn có thể đến thăm vào bất cứ lúc nào nè. Và theo kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc thì để thuận tiện nhất, bạn hãy đi vào ngày cuối tuần cho tiện nhé.
3. Tổng hợp những địa điểm tham quan nổi tiếng tại khu di tích
3.1 Chùa Côn Sơn
Đây là công trình Phật giáo đã có từ thời nhà Đinh, nằm tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền rằng, đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh hun gỗ làm than, dẹp loạn 12 sứ quân. Và với trận hoả công hun giặc này mà chùa Côn Sơn còn được gọi là chùa Hun.
Hơn nữa, chùa từng là nơi Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm tu hành và phát triển đạo giáo mạnh mẽ. Cho đến nay, đây là nơi lưu giữ vô số những cổ vật, dấu tích quan trọng của lịch sử nước nhà.
Là công trình kiến trúc mang đậm nét truyền thống, khi đến chùa Côn Sơn bạn sẽ cảm nhận được cảm giác linh thiêng và bình yên là thường. @VOVGT
3.2 Đền Kiếp Bạc
Theo kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc thì địa điểm tiếp theo mà bạn cần đến thăm chính là nơi lưu lại những vết tích của lịch sử dân tộc hào hùng – ngôi đền Kiếp Bạc. Ngồi đền tọa lạc tại một vùng thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng và cũng từng là nơi đóng quân của Hưng Đạo vương trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, đến nay trong đền vẫn còn lưu giữ 7 pho tượng bằng đồng là tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu. Nếu đến đây vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được tham gia hội đền để tưởng nhớ ngày mất của ông.
Khi đặt chân đến đền thờ Trần Hưng Đạo, bạn có thể hồi tưởng về một trang sử hào hùng chống quân Mông Nguyên của dân tộc @shutterstock
3.3 Đền thờ Nguyễn Trãi
Đến khu di tích, bạn còn có thể đến thăm đền thờ Nguyễn Trãi. Công trình được xây dựng ngay tại chân núi Ngũ Nhạc theo hướng tựa lưng vào Tổ Sơ, hai bên là hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân, phía trước có hồ nước rộng. Đứng tại đây, bạn có thể nhìn thấy núi Trúc Thôn, dãy núi Phượng Hoàng và dãy núi An Lạc hùng vĩ từ gần đến xa.
Đến đền thờ Nguyễn Trãi, bạn có thể hiểu hơn về thế đất có Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước là như thế nào đấy nhé @shutterstock
Ngoài ra, theo kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc từ những du khách đi trước, bạn có thể tham quan những công trình có ý nghĩa lịch sử quan trọng khác như đền thờ công thần nhà Lê Trần Nguyên Hãn, đền thờ Trần Nguyên Đán,… Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp khám phá núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn và check-in tại Bàn cờ nữa nhé.
4. Ăn gì khi đến du lịch ở Côn Sơn Kiếp Bạc
Nếu đi trong ngày, bạn có thể tự chuẩn bị đồ ăn trưa mang theo, hoặc có thể đến các quán ăn gần đó. Hoặc nếu đã cất công đến đây thì bạn hãy thử các món đặc sản Hải Dương luôn nhé. Và sau đây là một số gợi ý nằm trong bộ kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc dành cho bạn:Nem hếnCá chép lưng gùTôm sôngGà đồiNhộng ôngRươiBánh đậu xanh
Bên cạnh những công trình lịch sử nổi tiếng, hương vị của ẩm thực dân dã tại đây cũng góp phần lớn trong việc thu hút du khách khắp nơi nữa đấy @shutterstock