1. Thực tập là gì?
Thực tập là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp các bạn sinh viên có thể ứng dụng những kiến thức được học trên ghế nhà trường vào thực tế đời sống. Thực tập là việc các bạn sẽ thử nghiệm làm việc như một nhân viên tại một tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp nào đó liên quan đến ngành mà mình theo học.
2. [2 dạng] thực tập thường được các trường áp dụng
2.1. Thực tập xen kẽ với quá trình học
- Đó là việc các bạn sinh viên sẽ thường xuyên tham gia các bài thực tập tại nhà trường hoặc địa điểm nào đó liên quan trực tiếp đến ngành học.
- Dạng thực tập này được áp dụng phổ biến đối với các bạn theo học trường y, kỹ thuật.
- Hằng năm nhà trường sẽ liên kế với tổ chức, đối tác để đưa sinh viên của mình đi thực tập tại các đơn vị đó.
- Thường hoạt động này sẽ bắt đầu với các bạn sinh viên từ năm 2 hoặc năm 3 tùy thuộc vào thời gian học và ngành đào tạo.
2.2. Thực tập cho kỳ cuối
- Đây là dạng thực tập phổ biến và được nhiều trường sử dụng hơn. Trừ những trường mang tính chất như trên thì các trường còn lại đều tổ chức cho sinh viên đi thực tập vào kỳ cuối cùng nên kỳ này còn được các bạn gọi là kỳ thực tập.
- Tùy vào từng trường mà thời gian thực tập được yêu cầu khác nhau. Có trường chỉ thực tập trong thời gian 1 tháng. Nhưng cũng có những trường sẽ yêu cầu các bạn thực tập 4 tháng.
- Hiện này, có rất nhiều bạn khi mới trở thành sinh viên đã tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về kỳ thực tập của trường mình. Những bạn này thường có xu hướng lo xa, sẽ chuẩn bị trước cho mình một đơn vị thực tập sớm để làm quen với môi trường và tìm hiểu về các vấn đề thực tế từ những kiến thức học ở trường.
- Không có một đánh giá nào về việc đi thực tập sớm có tốt hay không. Với những bạn đợi đúng kỳ thực tập mới thực hiện nó thì cũng không có gì quá muộn hay bất lợi.
- Xã hội và kinh tế đều phát triển, số lượng công ty kinh doanh rất nhiều, cơ hội thực tập cho các bạn rất lớn, việc tìm kiếm một đơn vị thực tập cho mình không phải là một vấn đề gì quá khó khăn. Nên những bạn nào chưa tìm hiểu hay không đi thực tập sớm cũng đừng quá lo lắng.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
3.1. Thuận lợi trong quá trình thực tập
- Như ở trên đã trình bày, hiện nay nước ta có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, và một lượng không nhỏ trong đó sẵn sàng thu nhập các bạn vào thực tập tại công ty mình.
- Tại đây bạn sẽ được hướng dẫn công việc một cách tận tình chu đáo, được học hỏi kinh nghiệm và được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức, về thao tác thực hiện và những tình huống phát sinh, phương pháp giải quyết.
- Bạn sẽ được làm việc trong một môi trường thực tế, được làm quen với công việc có tính chất tương đồng lớn với công việc tương lai của mình nếu sau khi ra trường bạn thực sự muốn làm việc đúng với ngành học của mình.
3.2. Khó khăn trong quá trình thực tập
a) Thực tế khác xa với lý thuyết
- Chắc hẳn khi học các kiến thức trên lớp bạn đã tưởng tượng ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, những công việc mà mình sẽ hoàn thành như thế nào, kết quả tốt đẹp ra sao.
- Thì lúc này, khi đến với môi trường thực tế bạn có thể bị sốc bởi “ đời không như mơ”. Có quá nhiều sự khác biệt từ các công việc thực hiện, các kiến thức sử dụng, môi trường, cấu trúc và con người.
- Nhưng với những bạn học ngành luật, y, hành chính công thì điều này có vẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều bởi những ngành này có môi trường làm việc thực tế tương đối gần gũi và được áp dụng nhiều những kiến thức theo học ở trường để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b) Cần nhiều kỹ năng mềm
- Khi đi thực tập bạn sẽ thấy kỹ năng mềm vô cùng quan trọng và giúp ích rất nhiều cho công việc của mình.
- Trong khi ở trường bạn lại không được học nhiều về yếu tố này.
- Bạn có thể sẽ bị bỡ ngỡ, bị lo lắng nhưng không phải bạn đang thực tập sao, hãy từ từ tích lũy nó để phục vụ cho công việc sau này của mình.
c) Áp lực
- Áp lực là điều tất yếu mà bạn phải trải qua.
- Khi mà đi học bạn được tự do, thoải mái, thì trong môi trường công sở sẽ có rất nhiều luật lệ khác nhau mà bạn phải tuân thủ, nhiều công việc khác nhau mà bạn phải đảm nhận và hoàn thành, trong đó có cả những công việc không liên quan đến ngành của mình.
- Việc mắc sai sót và bị phê bình là điều khó tránh khỏi trong giai đoạn này, nhưng đừng nản lòng, đó đều là những bài học quý báu dành cho bạn, hãy tiếp thu và sửa đổi để trở nên tốt hơn.
Sau khi thực tập sau, có lẽ bạn sẽ cần đến:
- Mẫu nhận xét của đơn vị thực tập
- Mẫu nhật ký thực tập
- Đề cương chi tiết báo cáo thực tập
- Cách viết báo cáo thực tập
- Cách trình bày báo cáo thực tập
4. 5 Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập
Sau đây là 4 bài học kinh nghiệm khi đi thực tập mà Luận Văn 24 muốn gửi đến bạn. Những bài học kinh nghiệm rút ra sau khi thực tập này đã được chúng tôi tổng hợp lại từ rất nhiều chia sẻ khác nhau để gửi đến bạn.
4.1. Bài học thứ nhất: Sự chủ động
- Ở trường các bạn có thể có tính ì, đợi thầy cô hay bạn bè nhắc mới bắt đầu học, bắt đầu nghiên cứu, bắt đầu làm bài, có khi còn chống đối bỏ bài bỏ tiết. Hay đến kỳ thi rồi mới bắt đầu ôn bài, có khi còn không ôn bài mà đã đi thi.
- Nhưng ở công ty thực tập lại khác, tất cả mọi người đều có công việc riêng của mình. Họ không có thời gian để quan tâm đến việc bạn đang làm gì, bạn có hiểu và làm được hay không mà chỉ quan tâm đến kết quả mà bạn đạt được. Nên công việc của mình bạn phải chủ động giải quyết, có vấn đề khúc mắc phải tự tìm hiểu hoặc hỏi đồng nghiệp của mình.
- Bên cạnh đóm nếu bạn là 1 người chủ động trong công việc, bạn sẽ có thêm nhiều lợi thế. Sẽ được đồng nghiệp chú ý và được sếp đánh giá cao hơn. Từ đó, công việc trở nên thuận lợi hơn. Và cơ hội thăng tiến cũng cao hơn.
4.2. Bài học thứ hai: Rút kinh nghiệm từ thực tế
- Thực tập là thời gian vô cùng bổ ích, nhờ có khoảng thời gian mà bạn có được rất nhiều những trải nghiệm, kinh nghiệm quý báu từ thực tế.
- Nó sẽ là bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập giúp bạn có kết quả tốt hơn.
- Những bài học này sẽ không có một ngôi trường nào cung cấp cho bạn mà chỉ có thể học nó từ trường đời.
- Kết quả đạt được sau khi thực tập sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và phong cách sống.
- Các bài học thực tế ở đây cũng sẽ là những bước đệm giúp bạn phát triển bản thân tốt hơn trong các công việc tiếp theo.
4.3. Bài học thứ ba: Có thêm nhiều mối quan hệ mới
- Khi đi học mối quan hệ của bạn chỉ có bạn bè, người thân, thầy cô thì giờ đây sau kỳ thực tập bạn sẽ có thêm nhiều đồng nghiệp mới, bạn tâm giao mới,… giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống sau này của bạn.
- Hãy biết cách duy trì những mối quan hệ này, vì bạn biết đấy, không biết khi nào bạn sẽ gặp lại họ và được họ giúp đỡ lại đâu.
- Hơn nữa, những mối quan hệ này, cũng sẽ dạy cho biết thêm về cách cư xử trong mối quan hệ đồng nghiệp, như
– Mối quan hệ với đồng nghiệp thì nên như thế nào?
– Cách khiến đồng nghiệp với mình trở nên thân thiện hòa nhã hơn?
– Cách để đồng nghiệp chủ động giúp đỡ mình
– Cách để đồng nghiệp không trở thành đối thủ với mình?
4.4. Bài học thứ tư: Học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng mới
- Kỹ năng mềm là kỹ năng mà các bạn sinh viên đều mong muốn có được, càng nhiều, càng giỏi càng tốt nhưng môi trường nhà trường không đủ để các bạn rèn luyện được tất cả, chính môi trường thực tập sẽ cho bạn biết bạn cần gì, bạn phải rèn luyện những kỹ năng đó như thế nào.
- Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập bạn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều, suy nghĩ chín chắn hơn và định hướng tương lai của mình một cách rõ ràng hơn.
- Nếu bạn biết cách tận dụng kỳ thực tập của mình, thì hãy tin tôi, cơ hội thăng tiến của bạn nó đang ở trước mắt bạn.
4.5. Hiểu bản thân mình hơn, biết cách ứng xử
- Thời gian thực tập cũng là khoảng thời gian giúp bạn thể hiện được bản thân mình trong cả công việc và cách ứng xử
- Từ đó, bán sẽ thấy thấu hiểu bản thân mình hơn, biết rõ hơn thứ mình cần, thứ mình muốn, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Bên cạnh đó, việc thay đổi môi trường hoạt động, sẽ khiến bạn tiếp xúc với nhiều người hơn. Từ đó bạn sẽ học được cách để ứng xử với từng người một.
- Tùy theo vị trí và thái độ của người đó để có những cách cư xử phù hợp nhất.
- Đặc biệt, hãy nhớ thật khôn khéo với cả sếp lẫn đồng nghiệp.
- Đừng quá thể hiện bản thân mình mà làm cho đồng nghiệp chán ghét bạn. Bạn sẽ làm mích lòng họ. Và có thể, họ sẽ không cho bạn được thoải mái nữa đâu.
Tóm lại, hãy tận dụng kỳ thực tập của mình thật tốt, nỗ lực làm việc hết mình, chăm chỉ rèn luyện, chăm chỉ học hỏi để trở thành một con người tốt hơn. Đây sẽ là bàn đạp giúp bạn vươn tới ước mơ của mình. Đừng lãng phí quãng thời gian vô giá này.