Văn Miếu – Quốc Tử Giám là ngôi trường Đại học đầu tiên ở nước ta – nơi lưu giữ những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Hiện nay, khu di tích này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Hình ảnh cố kính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Ảnh: Sưu tầm)
Du lịch Hà Nội, đừng quên ghé thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám – tọa độ tham quan vô cùng hấp dẫn tại Thủ đô Hà Nội! Đây là quần thể di tích nằm ở phía Nam của Kinh thành Thăng Long xưa. Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn được coi là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
1. Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Địa chỉ: Số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày
- Giá vé Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội: 30.000 VNĐ/người
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trong quận Đống Đa và ngay giữa 4 tuyến phố nhộn nhịp: Nguyễn Thái Học, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Tôn Đức Thắng. Bạn cần lưu ý vì xung quanh Văn Miếu có rất nhiều đường một chiều.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Quốc học đầu tiên tại Việt Nam. Tại đây đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ hiền tài cho đất nước. Văn Miếu thờ 3 vị vua anh minh của dân tộc: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Khu di tích là “tấm gương” phản chiếu tinh thần hiếu học, coi trọng người tài và truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích Nho học nổi tiếng, tiêu biểu, có giá trị lớn về nghệ thuật – thẩm mỹ – kiến trúc.
Khi ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tư liệu, hiện vật quý giá. Đặc biệt là 82 tấm bia tiến sĩ – hiện vật từng được UNESCO công nhận là “Di sản tư liệu thế giới”.
Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành điểm du lịch văn hóa vô cùng thú vị. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, năm 1962, nơi đây đã được xếp hạng là Di tích quốc gia.Check in tại Văn Miếu Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)
2. Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, đây là nơi thờ Tứ phối, Khổng Tử, Chu Công.
- Năm 1076, vua Lý Nhân Tông xây thêm Quốc Tử Giám ở ngay cạnh, là nơi để dạy học cho con vua cùng các gia đình quý tộc.
- Đến thời vua Trần Thái Tông, nơi đây được đổi tên thành Quốc học viện, nhận dạy cả con cái thường dân có tài hoa xuất chúng.
- Sang thời vua Lê Thánh Tông, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám bắt đầu dựng bia của những người đỗ tiến sĩ.
- Tới triều Nguyễn, Quốc Tử Giám được thành lập thêm tại Huế. Văn Miếu được sửa sang và sau đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội.
- Năm 1947, thực dân Pháp nã đại bác, làm đổ sập căn nhà, còn lại nền cùng 4 nghiên đá, hai cột.
3. Kiến trúc độc đáo của Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Quần thể di tích này rộng khoảng 54.331m2, bao gồm nhiều công trình đa dạng như: Hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, vườn Giám, Khuê Văn Các… Bao bọc quanh khuôn viên là các bức gạch vồ nhuốm màu thời gian.
Bao phủ Văn Miếu là nét kiến trúc cung đình đầu triều Nguyễn. Các khu chủ thể có bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc – Nam truyền thống. Toàn cảnh khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)
4. Những địa điểm tham quan ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc hệ thống các Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Với bề dày lịch sử – văn hóa, khu di tích là điểm đến hấp dẫn với nhiều tọa độ tham quan.
4.1. Văn Miếu Môn
Văn Miếu Môn là phần cổng Tam quan ở phía ngoài khu di tích. Văn Miếu Môn gồm 3 cửa, 2 tầng. Tầng trên có đề 3 chữ Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ. Phía trước cổng Tam quan là hai tấm bia nằm hai bên cùng tứ trụ nghi môn ở ngay giữa. Văn Miếu Môn toát lên vẻ trang trọng, tôn nghiêm. Khung cảnh uy nghiêm của Văn Miếu Môn (Ảnh: Sưu tầm)
4.2. Hồ Văn và vườn Giám
Hồ Văn hay còn được biết đến với tên gọi hồ Giám, hồ Minh Đường. Hồ nằm ngay trước cổng của khu di tích Văn Miếu. Hồ Văn khá rộng, giữa lòng hồ là gò Kim Châu. Trên gò là Phán Thủy Đường – nơi diễn ra những buổi bình luận văn chương của nho sĩ xưa.
Nằm ở bờ tường phía Tây của Văn Miếu, vườn Giám là nơi có nhà bát giác, hồ nước, cây cảnh và rất nhiều tiểu cảnh khác. Khu vườn là nơi tham quan, thư giãn và diễn ra các hoạt động văn hóa hấp dẫn.Khung cảnh thơ mộng tại Hồ Văn (Ảnh: Sưu tầm)
4.3. Đại Trung Môn
Đại Trung Môn là chiếc cổng thứ hai của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Công trình này bao gồm 3 gian, được xây trên nền gạch cao với phần ngói mũi hài thiết kế theo kiểu mái đình thời xưa.
Trước và sau khu vực Đại Trung Môn là không gian vô cùng rộng lớn với những con đường song song kéo dài, cây cỏ, hồ nước thoáng đãng. Tất cả tạo nên khung cảnh tĩnh mịch, thanh cảnh giữa chốn Hà thành tấp nập.Vẻ đẹp bình yên tại Đại Trung Môn (Ảnh: Sưu tầm)
4.4. Khuê Văn Các
Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 bởi Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều nhà Nguyễn. Đây là lầu vuông 8 mái cao gần 9 thước với 4 mái thượng và 4 mái hạ. Khuê Văn Các nằm trên một nền đất vuông vức, mỗi cạnh dài khoảng 6,8m. Công trình này gây ấn tượng bằng lối kiến trúc dạng cổ lầu siêu độc đáo.
Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông được chạm trổ tinh xảo bằng hoa văn. Tầng trên được sơn son thếp vàng, 2 lớp mái ngói đỏ rực rỡ chồng lên nhau. Những ô cửa sổ tròn tại tầng gác tạo nên nét nổi bật, tựa như ngôi sao khuê đang tỏa sáng.Chìm đắm trong khung cảnh xanh mát tại Khuê Văn Các (Ảnh: Sưu tầm)
4.5. Vườn bia tiến sĩ và giếng Thiên Quang
Vườn tiến sĩ là tọa độ tham quan không thể bỏ lỡ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 82 tấm bia tiến sĩ tại đây là những tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh xảo, có ý nghĩa tâm linh.
Những tấm bia này được đặt trên lưng các con rùa đá, trên bia ghi thông tin của 82 thủ khoa trong nhiều triều đại của đất nước Việt Nam. Vào ngày 09/03/2010, 82 tấm bia đá này được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Giếng Thiên Quang nằm cạnh khu vực bia tiến sĩ và ngay sau Khuê Văn Các. Giếng có dạng hình vuông, tượng trưng cho mặt đất. Giếng còn được biết đến với tên gọi Ao Văn. Người xưa xây dựng công trình này với dụng ý là nơi nhận mọi tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức.Tham quan bia đá tiến sĩ tại khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)
4.6. Đền Khải Thánh
Nằm sau cùng của khu di tích là đền Khải Thánh. Nơi đây thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử – Thúc Lương Ngột & Nhan Thị. Trước kia, đền Khải Thánh từng là khu cư xá với 150 gian phòng dành cho giám sinh. Vào năm 1946, thực dân Pháp bắn phá đền Khải Thánh, công trình bị phá hủy hoàn toàn. Sau này, đền được xây mới và giữ gìn đến tận ngày nay.Không khí linh thiêng trong đền Khải Thánh (Ảnh: Sưu tầm)
4.7. Đại Bái Đường – Đại Thành Môn
Đại Thành Môn là công trình có 3 gian được lợp ngói, 2 cột hiên vững chãi ở trước sau. Qua Đại Thành Môn là Đại Bái Đường (khu điện thờ). Trong Đại Bái có rất nhiều các bức hoành quý giá, cỗ hương án thờ, đôi hạc cổ cùng chiếc chuông lớn được đúc từ năm Cảnh Hưng 1768. Đại Bái Đường gồm có 9 gian, là nơi từng diễn ra các nghi lễ trong kỳ tế tự xuân thu vào thời xưa.Đại Bái Đường tại Văn Miếu (Ảnh: Sưu tầm)
5. Những trải nghiệm hấp dẫn không nên bỏ lỡ
Văn Miếu – Quốc Tử Giám sở hữu bề dày văn hóa truyền thống cùng giá trị lịch sử thú vị. Nơi đây trở thành điểm đến siêu quyến rũ với nhiều hoạt động vui hết nấc:
- Tham gia vào hội thơ tổ chức ngày Rằm tháng Giêng
- Xin chữ Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thắp hương cầu thi cử đỗ đạt cao
- Khám phá, tìm hiểu kiến trúc, lịch sử, các hiện vật trưng bày tại Văn Miếu
- Check in với những góc sống ảo cổ kính…
Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi khen tặng những học sinh xuất sắc. Vào ngày Tết, tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động truyền thống, dân gian, giúp lưu giữ văn hóa cổ truyền. Nhộn nhịp cảnh xin chữ cầu may đầu năm tại Văn Miếu (Ảnh: Sưu tầm)
6. Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu
Khi đến tham quan khu di tích này, bạn cần:
- Chấp hành quy định của ban quản lý, tôn trọng di tích, không xâm hại hiện vật hay cảnh quan
- Không xoa đầu rùa, không ngồi lên bia tiến sĩ
- Mặc trang phục phù hợp, gọn gàng
- Giữ trật tự, không nói tục
- Mỗi người chỉ thắp đúng một nén hương…
Lưu giữ những bức ảnh siêu xinh tại khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)