Du khách khi đến với Hà Nội thường muốn làm một việc đầu tiên là viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Nếu cũng có ý định viếng lăng, đây là tất cả những thông tin bạn nên biết trước.
Lịch sử lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều tên khác là Lăng Bác Hồ, Lăng Bác, Lăng Hồ Chủ Tịch. Đây là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và là nơi để nhân dân cả nước cùng du khách quốc tế đến viếng thăm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại.
Lăng bác có địa chỉ tại số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Lăng được xây dựng chính tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Lăng Bác. @Sưu tầm
Theo di chúc, Bác Hồ muốn được hỏa táng và đặt tro tại 3 miền của tổ quốc sau khi Người qua đời. Nhưng Đảng và nhân dân lúc đó có ý nguyện giữ gìn nguyên vẹn thi hài của Người và đặt trong Lăng để đồng bào cả nước có thể đến tưởng niệm. Vậy là tháng 1/1970, Chính phủ Liên Xô cùng Việt Nam họp bàn kế hoạch thiết kế và kỹ thuật xây dựng Lăng. Tháng 2/1972, công trình được xây dựng và ngày 19/5/1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành.
Lăng Bác là công trình lịch sử có ý nghĩa to lớn, thể hiện tình cảm sâu sắc của dân tộc Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại. Đây là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô và là điểm tham quan được đông đảo du khách trong nước và quốc tế viếng thăm mỗi khi có dịp đến với Hà Nội.
Cách di chuyển đến lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Du khách phương xa muốn viếng lăng cần có vé máy bay đi Hà Nội. Khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài, du khách có thể đặt xe đưa đón sân bay để vào nội thành và đến Lăng Bác bằng các phương tiện như:Đi xe cá nhân, thuê xe, du khách có thể gửi xe tại đối diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng (Đường Ông Ích Khiêm) và Bảo tàng Hồ Chí Minh (Đường Ngọc Hà).Nếu đi xe buýt, bạn có thể chọn 1 trong các tuyến 09 (xuất phát từ bờ Hồ Hoàn Kiếm), 33 (xuất phát từ Bến xe Yên Nghĩa), 22 (xuất phát từ Bến xe Gia Lâm), 45 (xuất phát từ Times City), 50 (xuất phát từ Long Biên).Nếu đi xe khách từ các tỉnh đến Hà Nội, bến xe gần Lăng Bác nhất chính là bến xe Gia Lâm.
Ngoài ra, du khách cũng có thể trải nghiệm xe buýt hop-on hop-off Hà Nội với lộ trình đi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Trấn Quốc, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà hát lớn Hà Nội, Bưu điện Hà Nội… Trên xe có tai nghe thuyết minh về từng địa điểm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Du khách có thể xuống ở bất cứ địa điểm nào và lên xe ở các chuyến tiếp theo
Xe buýt 2 tầng đi qua Lăng Bác và nhiều điều du lịch nổi tiếng @bnews.vn
Thời gian và vé viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thời gian viếng Lăng Bác được quy định khác nhau theo từng mùa. Du khách trước khi viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể tham khảo bảng dưới đây:
Bảng thông tin tham quan Lăng Bác.@Sưu tầm
Nếu ngày Kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày Quốc khánh nước Việt Nam 2/9, và ngày Mùng 1 Tết Nguyên Đán rơi vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, thì Lăng vẫn mở cửa đón khách bình thường. Thông thường, mỗi năm lăng sẽ đóng cửa 2 tháng để duy tu và thường từ tháng 9 đến tháng 11. Thời gian cụ thể có thể thay đổi từng năm. Trong khoảng thời gian này du khách sẽ không thể viếng thăm lăng. Về giá vé, mọi công dân Việt Nam được miễn phí vé vào Lăng. Du khách nước ngoài mua vé với giá chỉ 25.000đ/người.
Kiến trúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kiến trúc tổng thể của Lăng Bác là một khối vuông kiên cố, gồm 3 lớp. Lăng cao 21,6m, rộng 41,2m. Kết cấu Lăng được thiết kế đặc biệt để có thể chống lũ lụt, bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Bên ngoài Lăng được ốp đá granite xám, xung quanh là những hàng cột bằng đá hoa cương, với dòng chữ CHỦ TỊCH HỒ – CHÍ – MINH bằng đá ngọc màu đỏ thẫm nổi bật trên đỉnh Lăng.
Thiết kế lăng là khối vuông vững chãi @Meta.vn
Trước cửa Lăng luôn có 2 người lính cảnh vệ đứng gác, mỗi giờ đổi ca gác một lần. Tiền sảnh lăng ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nổi bật dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký dát vàng của Bác.
Lăng Bác hiện có tất cả 200 bộ cửa được làm từ nhiều loại gỗ quý thu thập từ mọi miền trên đất nước. Chính giữa Lăng là phòng đặt thi hài Bác, được ốp đá cẩm thạch. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong hòm kính, trên một chiếc giường được đặt trên bệ đá và luôn có chiến sĩ cảnh vệ đứng gác.
Chiến sĩ cảnh vệ đổi ca gác @laodong.vn
Quy định khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khi viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi du khách cần thực hiện nghiêm túc các quy định:Khách đến viếng lăng phải có thái độ nghiêm túc, trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng.Khách viếng lăng cần gửi hành lý và qua cổng kiểm tra an ninh. Khách viếng lăng được mang theo ví xách tay đựng tiền, kim loại quý, điện thoại, máy ảnh nhỏ tắt nguồn. Không được mang theo máy ảnh chuyên dụng và camera.Trên đường vào viếng, khách viếng lăng cần tuân theo hướng dẫn của Ban Tổ chức, không chen lấn, xô đẩy.Khi đến trước cửa Lăng, mọi người nên cầm mũ, cầm nón bên tay phải, phần lòng mũ, nón hướng ra ngoài.Khi vào trong Lăng không được gây ồn ào, không chỉ trỏ, sờ tay vào tường, không cho tay vào túi quần, túi áo, không hút thuốc lá.Cấm quay phim, chụp ảnh, vẽ phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lăng và đưa những hình ảnh này lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham quan khu vực trước và sau Lăng Bác
Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình nằm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, là quảng trường lớn nhất Việt Nam. Quảng trường Ba Đình có khuôn viên rộng với nhiều ô cỏ lớn giống như những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt xưa kia. Xen giữa những ô cỏ là lối đi rộng 1,4 m. Giữa Quảng trường là cột cờ Tổ quốc.
Đây là nơi diễn ra lễ chào cờ vào 6 giờ – 6 giờ 30 phút buổi sáng và lễ hạ cờ diễn ra vào lúc 21 giờ tối hàng ngày.
Đây là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm lớn mang tính lịch sử của đất nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Quảng trường Ba Đình đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Thủ đô, là điểm đến du khách nào cũng muốn ghé thăm.
Quảng trường Ba Đình lịch sử @bqllang.gov.vn
Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ
Đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long và Nhà Quốc hội. Phía trước đài tưởng niệm là sân hành lễ rộng, có 3 bậc thềm dẫn lên đài lễ. Ba phía còn lại có các lối lên, xuống.
Phủ Chủ Tịch
Phủ Chủ Tịch được xây dựng theo phong cách cổ điển Pháp. Ban đầu, công trình được xây dựng cho Tổng đốc Đông Dương. Khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam vào năm 1954, Bác Hồ đã làm việc ở đây đến khi Người qua đời vào năm 1969. Hiện Phủ Chủ Tịch chỉ được sử dụng làm nơi đón tiếp quan chức và tổ chức các sự kiện của nhà nước. Khuôn viên Phủ được trồng nhiều cây xanh, ngày nay còn nhiều cây cổ thụ lớn. Bên trong phủ Chủ tịch có giới hạn công chúng ra vào tham quan.
Nhà Sàn Bác Hồ
Với sự giản dị vốn có, Chủ tịch Hồ Chí Minh không sống trong Phủ Chủ Tịch xa hoa mà sống trong ngôi nhà sàn giản dị. Hiện nơi đây vẫn gìn giữ nguyên vẹn những hiện vật lúc Bác sinh thời. Nhà sàn Bác Hồ làm bằng gỗ, có kiến trúc 2 tầng của nhà sàn dân tộc Tày – Thái ở Việt Bắc. Ngôi nhà được xây dựng theo nguyện vọng của Bác trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh: Bác muốn làm ngôi nhà sàn giống như đã ở Việt Bắc, có tầng 1 thoáng rộng, tầng 2 có hai phòng, giữa hai phòng có vách ngăn tận dụng làm giá sách, xung quanh có hành lang.
Nhà sàn là nơi ở lâu nhất và là nơi Bác ở đến những năm tháng cuối đời. Nơi đây gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước nên vừa là di sản kiến trúc, vừa là di sản văn hóa, vừa chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao.
Nhà sàn Bác Hồ @vnexpress.net
Ao cá Bác Hồ
Trước nhà sàn là ao cá Bác Hồ – nơi Bác Hồ thường cho cá ăn, thư giãn. Bác chăm đàn cá rất chu đáo. Bác chăm đàn cá rất chu đáo. Khi ăn sáng, bác thường để lại một chút bánh mì hoặc cơm, anh em phục vụ phơi khô, để sẵn trong chiếc hộp cạnh cầu ao. Khi trời rét đậm, bác nhắc anh em kiếm bèo về ngăn ở góc hướng Bắc để đàn cá có nơi trú ngụ. Hàng năm, cứ vào dịp lễ tết, bác lại nhắc anh em phục vụ bắt cá tặng các đồng chí lãnh đạo hay anh em trong đơn vị bảo vệ. Các đoàn khách trong nước và quốc tế cũng thường được Bác mời món ngon do bác tự “tăng gia sản xuất”.
Hình tư liệu Bác Hồ cho cá ăn @baotintuc.vn
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Khi tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn cũng đừng quên ghé thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Chùa Một Cột
Trong khuôn viên khu di tích Lăng Bắc còn có Chùa Một Cột – ngôi chùa có từ thời Lý và đã trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo với cột duy nhất giống như đóa sen ngàn tuổi của thủ đô.