Phố cổ Hà Nội có phạm vi được định rõ từ phía Bắc ở phố Hàng Đậu; phía Tây thuộc phố Phùng Hưng; phía Nam gồm các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng; và phía Đông được giới hạn bởi đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.
Phố cổ Hà Nội – điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch thủ đô (Sưu tầm)
Khu phố cổ Hà Nội là nơi tập trung nhiều điểm tham quan và du lịch nổi tiếng của Thủ đô. Tại đây, bạn có thể dạo quanh các khu phố, tham quan những di tích lịch sử, chợ truyền thống và trải nghiệm không gian sôi động của cuộc sống đô thị về đêm. Dưới đây là 9 điểm đến tiêu biểu của phố cổ mà bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến
Hồ Gươm – biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
Nằm giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm là biểu tượng cho vẻ đẹp của Thủ đô với khung cảnh thanh bình, xanh mát và nhiều di tích như: đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Rùa, tháp Bút. Địa danh này còn được gọi với tên hồ Hoàn Kiếm do gắn với sự tích về rùa thần và chiếc gươm báu.
- Địa chỉ: Hồ Hoàn Kiếm, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Dạo mát di tích bên Hồ Gươm là trải nghiệm không thể thiếu khi đến phố cổ Hà Nội
(Ảnh: Sưu tầm)
Một trong những lễ hội đường phố tại Hồ Gươm: “Tinh hoa Hà Nội – Hội tụ và tỏa sáng”
Phố đi bộ Hồ Gươm vào mỗi cuối tuần (từ tối thứ 6 đến tối chủ nhật)
Phố Hàng Mã – thiên đường check in rực rỡ sắc màu
Phố Hàng Mã từ xưa đã nổi danh với nghề sản xuất, buôn bán các sản phẩm giấy tiền, vàng mã. Ngày nay, tuyến phố càng thêm thu hút với các gian hàng trưng bày đủ loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không chỉ giới hạn ở giấy tiền vàng mã mà còn bao gồm cả lồng đèn, đồ chơi dân gian, mặt nạ, trống… Tất cả tạo nên một khu phố cổ Hà Nội sầm uất với những sắc màu sặc sỡ.
- Địa chỉ: Phố Hàng Mã, P. Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Phố Hàng Mã lung linh trước thềm Giáng Sinh
Sự lựa chọn checkin của nhiều bạn trẻ
Không chỉ Giáng Sinh, dịp Tết ở phố Hàng Mã thay sắc mới và thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Phố Tạ Hiện – phố bia “không ngủ” giữa lòng Hà Nội
Phố Tạ Hiện là sự giao thoa đầy thú vị của nhịp sống hiện đại trong không gian văn hóa xưa cũ. Khi bóng đêm buông xuống, khu phố cổ Hà Nội này trở nên sôi động với những quán bar và pub náo nhiệt. Đây là điểm đến nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách quốc tế, tạo nên không gian phố Tây đặc trưng giữa lòng Thủ đô.
- Địa chỉ: Phố Tạ Hiện, P. Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Phố Tạ Hiện Hà Nội được mệnh danh là phố bia hay phố Tây Tạ Hiện (Ảnh: sưu tầm)
Phố Tạ Hiện là một trong những địa điểm vui chơi buổi tối hấp dẫn nhất Hà Nội. Ngoài vẻ đẹp hoài cổ, tĩnh lặng ban ngày, khu phố về đêm trở nên sầm uất khi các hàng ăn, quán bar, pub lên đèn, mở nhạc. Đây là điểm hẹn hò, nơi ăn uống vui chơi được giới trẻ và du khách yêu thích khi ghé thăm Hà Nội.
Phố Tạ Hiện ở đâu? Phố Tạ Hiện Hà Nội thuộc địa phận phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Ảnh: sưu tầm)
Phố Tạ Hiện ngày nay được hợp nhất từ những con phố cũ và được đặt tên là phố Rue Géraud trong thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người dân vẫn quen gọi nơi này là ngõ Quảng Lạc theo tên rạp hát nổi tiếng nhất Thủ đô thời đó – rạp hát Quảng Lạc. Trong khu phố và xung quanh rạp hát có nhiều cửa hàng ăn uống và quán giải khát, phục vụ du khách đến xem diễn và dạo chơi.
Đó là những quán cháo, phở bình dân đến những quán bia đông đúc và cả những gánh bán chè, bánh rán, xe bánh bao… Tất cả tạo nên khung cảnh vô cùng náo nhiệt mỗi khi đêm xuống. Từ năm 1945, khu phố được đổi tên thành phố Tạ Hiện. Tên gọi này được đặt theo tên của vị lãnh đạo phong trào Cần Vương tại tỉnh Thái Bình là Tạ Quang Hiện.
Chợ Đồng Xuân – địa điểm mua sắm, ăn uống siêu HOT
Là một trong những khu chợ nổi tiếng và lớn nhất tại Hà Nội, chợ Đồng Xuân ghi dấu ấn với kiến trúc độc đáo cùng hoạt động mua bán sầm uất, tấp nập. Chợ có bán đa dạng sản phẩm từ vải vóc, hàng thời trang, phụ kiện đến đồ gia dụng, điện tử, phục vụ cho cả khu vực miền Bắc. Không chỉ thế, chợ Đồng Xuân còn là nơi để bạn thưởng thức nhiều món ngon Hà Nội hấp dẫn trong hành trình tham quan phố cổ.
- Địa chỉ: P. Đồng Xuân, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Chợ Đồng Xuân ghi dấu ấn với kiến trúc độc đáo cùng hoạt động mua bán sầm uất, tấp nập (Ảnh: Sưu tầm)
Ô Quan Chưởng – công trình kiến trúc cổ độc đáo
Ô Quan Chưởng là một trong số năm cửa phụ nổi tiếng của Kinh thành Thăng Long thời xưa còn tồn tại. Di tích được thiết kế theo kiến trúc vọng lâu đặc trưng của thời Nguyễn với cửa chính ở giữa và cửa phụ hai bên cùng mái vòm uốn cong mềm mại. Công trình là địa điểm tham quan, chụp ảnh ấn tượng trong tour du lịch phố cổ Hà Nội.
- Địa chỉ: P. Đồng Xuân, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Theo sử sách ghi lại, kinh thành Thăng Long có 5 cửa ô như: Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng. Mỗi cửa ô đều được xây dựng như một chiếc cổng, ngày mở, đêm đóng và có rào, có tuần đi canh phòng nhằm ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn.
Nhà cổ Mã Mây – điểm đến hấp dẫn trong khu phố cổ Hà Nội
Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, nhà cổ Mã Mây sở hữu kiến trúc cổ kính cùng nhiều hiện vật xưa cũ vẫn được gìn giữ. Không gian của ngôi nhà di sản còn phần nào truyền tải nếp sống và thói quen sinh hoạt của người Hà Nội xưa.
- Địa chỉ: 87 Phố Mã Mây, P. Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8h00 – 20h00 hàng ngày
- Giá vé tham quan: 10.000 VNĐ/người
Mặt tiền nhà cổ Mã Mây khá rộng
Khoảng sân ngăn cách các không gian
Ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX, đây là 1 trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội còn giữ được cấu trúc gần như nguyên vẹn của nhà cổ Hà Nội. Do đó, ngôi nhà được đưa vào diện bảo tồn để lưu giữ lại dấu ấn của một Hà Nội xưa.
Nơi đây được công nhận là Di sản
Không gian đậm chất Hà Nội xưa
Qua nhiều thế kỷ, chủ nhân của ngôi nhà đã thay đổi nhiều lần. Vào trước năm 1945, một gia chủ kinh doanh bán gạo đã ở đây, sau năm đó, ngôi nhà được một thương gia người Hoa bán thuốc bắc mua lại để ở và kinh doanh. Sau khi gia đình này di cư vào nam, Nhà nước đã quản lý ngôi nhà cổ này. Tiếp theo đó, có 5 gia đình được cho phép sinh sống ở đây cho đến năm 1999. Ngôi nhà được bảo tồn với sự hợp tác giữa thành phố Hà Nội và Toulouse – Pháp trong một dự án. Mọi kết cấu, vật liệu xây dựng, kiến trúc, những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên. Căn nhà 87 Mã Mây được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản cấp quốc gia vào ngày 16 tháng 2 năm 2004.
Đền Bạch Mã – ngôi đền cổ kính, nhuốm màu thời gian
Đền Bạch Mã trước đây là một trong bốn trấn quan trọng của Kinh thành Thăng Long (Thăng Long tứ trấn). Công trình là nơi thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội xưa, gắn liền với nhiều truyền thuyết. Với kiến trúc cổ kính và lịch sử trải dài hơn ngàn năm, đền Bạch Mã là điểm đến ấn tượng để bạn hiểu hơn về kiến trúc và văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Kinh kỳ.
- Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Tham quan đền Bạch Mã tại khu phố cổ – một trong bốn trấn quan trọng của Kinh thành Thăng Long xưa (Ảnh: Sưu tầm)
Di tích lịch sử quốc gia đền Bạch Mã có địa chỉ tại số nhà 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy mất khoảng 30 phút đi từ Nguyễn Thái Học đến cửa Nam rồi rẽ vào phố Phùng Hưng, phố hàng Vải, khoảng 2km nữa sẽ thấy đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm.
Hiện tại, đền Bạch Mã đón khách từ 9h00 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng vào đêm Giao thừa, đền sẽ mở cửa suốt đêm để tiện cho khách tham quan ghé thăm, cùng tận hưởng không gian hoài cổ trong âm hưởng hân hoan của ngày đầu năm mới.
Hàng năm, lễ hội đền Bạch Mã diễn ra ngày 12 – 13/2 âm lịch để tưởng nhớ đến công ơn của thần Long Đỗ, du khách có thể chọn thời điểm du lịch.
Nghi thức rước kiệu đi khắp các con phố lớn, hẻm nhỏ
Phố bích họa Phùng Hưng
Phố bích họa Phùng Hưng chứa đựng không gian nghệ thuật đầy ấn tượng với những bức tranh tường tuyệt đẹp. Khu phố còn là nơi lưu giữ hồi ức về Hà thành khi tái hiện sống động những khung cảnh xưa và nếp sống mộc mạc, thân quen của người dân Thủ đô.
- Địa chỉ: Phố Phùng Hưng, P. Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Phố bích họa Phùng Hưng là con phố nằm gần chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đậu. Phố chạy dài từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hàng Bông, đây vốn dĩ là bức tường phía đông kinh thành Thăng Lăng đời Nguyễn xưa kia. Phố chạy song song với cầu cạn đường sắt và những ngôi nhà kiểu Pháp thời xưa. Để làm nổi bật đường nét xưa cũ của thủ đô ngày trước, những vòm cầu phía dưới đường ray xe lửa được xây từ thời Pháp được trang trí bởi những bức họa đường phố.
Được biết, phố bích họa Phùng Hưng là tổ hợp 20 tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Hàn hoàn thành sau khoảng 3 tháng trên tổng cộng 127 vòm cầu cổ. Ngoài ra, nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi nó khiến cho nhiều người liên tưởng đến làng Gamcheon (Hàn Quốc) – Nơi mà bích họa đường phố đã trở thành biểu trưng du lịch.
Ở đây, mỗi tác phẩm đều gợi nhớ về ký ức xưa cũ của người thủ đô xưa. Chẳng hạn như thiết kế “máy nước công cộng” khiến người xem nhớ về hình ảnh nhiều người xếp hàng lấy nước vào thời bao cấp. Bên cạnh đó, những bức tranh bích hoạ cũng mô phỏng lại hình ảnh bách hóa tổng hợp, những người phụ nữ gánh hàng rong, tàu điện leng keng, ông đồ cho chữ trên các vòm cầu tái hiện cuộc sống của Hà Nội nhiều thập kỷ qua. Từ đó có thể thấy, các họa sĩ đã dày công “tái tạo” lại không gian Hà Nội cũ với mục đích mang đến thông điệp truyền thống và tinh hoa văn hóa của Hà Nội luôn được lưu giữ suốt chiều dài phát triển và thay đổi của thời đại.
Không chỉ mang ý nghĩa về mặt văn hóa, những bức tranh bích họa còn tạo nên background check-in Hà Nội xưa xịn sò cho nhiều du khách. Tất cả tác phẩm ở đây đều được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 đến 10 năm. Ban ngày phố đã “thơ” rồi mà tối đến đèn lồng được thắp sáng, phố Phùng Hưng còn lung linh và ảo diệu hơn nhiều. Tất nhiên, khách du lịch đến đây không thể bỏ lỡ dịp đặc biệt này.
Hình ảnh cổ kính tại Phố bích họa Phùng Hưng
Những bức tranh mang màu retro đậm chất Hà Nội xưa
Chợ đêm phố cổ Hà Nội
Chợ đêm phố cổ Hà Nội có chiều dài khoảng 3km dọc theo các con phố từ Hàng Đào đến cổng chợ Đồng Xuân. Cùng với phố đi bộ, khu chợ đêm đã trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách khi bày bán đa dạng sản phẩm và sở hữu không gian ẩm thực phong phú. Chợ hoạt động vào các tối thứ sáu, thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần, từ 18h00 đến 23h00.Thỏa sức mua sắm và khám phá không gian ẩm thực phong phú của chợ đêm phố cổ (Ảnh: Sưu tầm)